Phản xạ bàn chân 1
SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP “ PHẢN XẠ BÀN CHÂN”
1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
Thời
cổ đại
Lý thuyết phản xạ Reflexology) từ Mỹ William Fitzgerald (1917) –
10 vùng phản xạ chữa bệnh Eunice Ingham thừa kế, hoàn thiện lý thuyết phản xạ bàn
chân (Foot Reflexology 1933- 1938).
Từ 1966-1970 lan truyền đến các nước Châu Âu, Bắc Đông Á
(Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan)
Từ 1980, Trung Quốc mở cửa tiếp nhận phương pháp này, ứng
dụng rộng rãi toàn quốc, bổ sung, phát triển, nhiều nhà Y học công bố nhiều
sách….
Từ 1990, ở Việt Nam xuất bản nhiều sách dịch từ Mỹ, Trung
Quốc, Pháp nhưng ứng dụng hạn chế.
Hiện nay
Ở Mỹ có Viện quốc tế về Phản xạ
(International Institut of Reflexology) do bà Eunice Ingham (đã mất năm 1974),
nên cháu bà người cộng tác là Giám đốc viện Dwright C.Byers. Viện cộng tác với
40 nước trên thế giới, hang năm xuất bản những công trình nghiên cứu mới (H2).
Đã phát triển thêm phương pháp phản xạ bàn tay (Hand Reflexology) và phương
pháp phản xạ trên cơ thể (Body Reflexology).
Ngoài tập thể trường phái Eunice
Ingham, ở Mỹ còn nhiều trường phái khác, trong đó có nhóm bà Mildred Carter
nguyên là học trò của bà Ingham, hiện cũng là nhà phản xạ học rất nổi tiếng và
có uy tín, có nhiều tác phẩm công bố.
Tóm tắt sơ lược sự phát triển của phương pháp “ Phản xạ
bàn chân” qua gần 1 thế kỷ, tôi chỉ muốn lưu ý các độc giả mấy điểm sau:
Tuy xuất phát từ sự nghiên cứu hệ kinh
lạc của Trung Quốc, nhưng lý thuyết phản xạ bàn chân của các nhà y học Mỹ lại
hoàn toàn khác và căn cứ vào cấu trúc giải phẫu sinh lý của người để thiết lập
một sơ đồ các vùng phản xạ hầu như khác biệt hoàn toàn với những huyệt vị ở
trên bàn chân của hệ kinh lạc Trung Quốc. Và đó cũng là một đặc điểm rất quan
trọng để khi nghiên cứu cần quan tâm.
Trung Quốc chỉ
tiếp nhận phương pháp này vào đầu thập niên 80 và mặc dầu Trung Quốc là cội nguồn của hệ kinh lạc đã có bề dầy kinh nghiệm từ 3000 năm, nhưng một khi “Phương pháp phản xạ” nhập vào Trung Quốc thì nó cùng phát triển song song với phương pháp cổ truyền, và một điểm rất quan trọng cần lưu ý: Nếu ở các nước phương Tây, phương pháp này chỉ lưu hành ứng dụng ở những phòng khám, bệnh viện tư, thì ở Trung Quốc lại được ứng dụng ở bệnh viện công lẫn tư, tức là có sự quan tâm, đầu tư của Nhà Nước.
Sơ đồ phản xạ bàn chân đã được nhiều nước ứng dụng chữa bệnh bằng các dụng cụ cơ, điện, điện tử có kết hợp tác dụng cơ học và nhiệt năng hồng ngoại, hay xung lực điện, điện từ và kể cả hình thức dán cao như các miếng dán có chất nấm gỗ có tên là Konotakara của Nhật Bản có tác dụng hút hết các chất độc thải của các nội tạng thông qua các vùng phản xạ ở bàn chân.
Sơ đồ phản xạ bàn chân đã được nhiều nước ứng dụng chữa bệnh bằng các dụng cụ cơ, điện, điện tử có kết hợp tác dụng cơ học và nhiệt năng hồng ngoại, hay xung lực điện, điện từ và kể cả hình thức dán cao như các miếng dán có chất nấm gỗ có tên là Konotakara của Nhật Bản có tác dụng hút hết các chất độc thải của các nội tạng thông qua các vùng phản xạ ở bàn chân.
2. NGUYÊN LÝ
Ông Williams FitzGe’rald đã đề ra học
thuyết “10 vùng chữa bệnh” (Ten zones the’rapy). Mười vùng đó
được thể hiện theo đồ hình 1.4, nghĩa là cơ thể có thể khoan thành 10 vùng song
song thể hiện những lát cắt xuất phát từ đỉnh đầu, được đánh số từ 1 đến 5 theo
thứ tự từ đường trung tâm phân chia cơ thể thành 2 phần. Các đường đó đối xứng ở
mặt trước cũng như mặt sau, và tận cùng là những đường phản chiếu ở mỗi chân, mỗi
tay 5 đường.
Các lát cắt
đó cùng với những đường phản chiếu của nó ở bàn chân, ở bàn tay giúp cho ta định
hướng để chữa bệnh theo nguyên lý “bệnh phát sinh ở nơi nào trên lát cắt thì
tìm và tác động bấm lên điểm phản chiếu ở bàn chân, ở bàn tay. Khi điểm phản
chiếu được day ấn hết đau thì bệnh trên cơ thể cũng được giải cứu”
Phản xạ bàn chân 2
Bà Eunice Ingham luận cứ theo phương pháp trên, bệnh tât
có thể chữa trị là do suy nghĩ sau “Cơ thể con người có tới 22 dặm tức gần 40km
đường ống, mặt khác 60% cơ thể là thể lỏng, nên những dòng chảy đó khi thanh
thoát thì cơ thể khỏe mạnh. Nhưng nếu có một yếu tố nào đó gây ra một sự suy yếu
thì hệ cơ bắp mà hoạt động co thắt của chúng bị yếu đi làm cho những tác động
thần kinh cũng suy giảm, thì ở nơi bàn chân được cấu tạo bởi 26 khớp xương
các loại và có 7.200 điểm tận cùng của các dây thần kinh ở mỗi bàn chân.
Do vậy nếu bị chấn động, làm cho các dòng chảy ở tận cùng này mà bản thân về
kích thước đã rất nhỏ bé so với đường ống trên cơ thể sẽ bị ách tắc, dòng chảy
sẽ chậm lại, tạo dần các cặn bã, độc hại ở những điểm phản xạ gây đau đớn.
- Kích hoạt tuần hoàn máu
- Phát huy hiệu lực của thần kinh hưng
phấn để giải tỏa các ảnh hưởng tiêu cực của thần kinh ức chế tạo nên các kích
thích của các hệ nội tiết, các hệ lympho tiết ra các hợp chất hóa chất như
endorphin có tác dụng giảm đau, tăng cường các chất nội sinh có tác dụng chữa bệnh,
loại trừ các oxy tự do hoặc các axit béo chứa nó gây bệnh…, tăng khả năng miễn
dịch của cơ thể.
Các nhà y học Trung Quốc thì đánh giá rằng tác dụng xoa
bóp, bấm huyệt còn giúp cho việc “ Cân bằng âm dương” tăng cường sự sống khỏe,
phấn chấn, giúp giải tỏa các tiêu cực tâm lý (stress, các cảm xúc tiêu cực,
nóng giận, buồn, ghen…).
Định hướng các vùng phản xạ:
Xuất phát từ định đề cơ bản “ 10 vùng phản xạ và sự tương
đồng giữa cơ thể con người với bàn chân (hình H 1.6), các nhà phản xạ học đã
nêu các định hướng phân vùng và thiết lập sơ đồ các vùng phản xạ.
1.
Đường AA’
Đường nằm dưới các ngón chân, phân định thân người với
đầu
|
Vùng 1 ở trên đường AA’
Các vùng phản xạ của đầu như: Não, tiểu não, đại não,
tai, mắt, mũi, mồm, cổ,..,7 đốt sống cổ.
|
2.
Đường BB’
Đường hoành cách
|
Vùng 2 trên đường BB’
Các bộ phận thuộc vùng ngực: tim, phổi, thanh, phế quản,
thực quản, lưng trên cánh tay.
|
3.
Đường eo CC’
Tương ứng với eo lưng, tức đường eo ở mép trong bàn
chân
|
Vùng 3: Tên đường CC’
Vùng bụng trên: gan, mật, dạ dày, lá lách, tụy, hành tá
tràng, thận, …, lưng dưới.
|
4.
|
Vùng 4: Dưới đường CC’
Vùng bụng dưới: Đại tràng, ruột non
Vùng 5: Vùng các bộ phận thuộc xương chậu , xương cụt, hông, hang, trực
tràng, hậu môn, tiền liệt tuyến, tử cung, chân
|
Cột sống: Vùng ở mép trong 2 bàn chân
Đầu gối ở mu xương nằm tiếp giáp đường eo phân chia: tay ở
trên, chân ở dưới
Mu bàn chân: Vùng phản xạ các bộ phận ở phía mặt trước cơ thể.
Những
đặc điểm của phương pháp "phản xạ bàn chân”
Từ nguyên lý rất đơn giản trên, và sự
tương đồng giữa cấu trúc cơ thể với hệ thống huyệt vị phản chiếu ở bàn chân,
nên có thể nói:
a. “Phương pháp phản xạ
bàn chân” dễ học, dễ nhận biết các huyệt vị và dễ thuộc, do đó bất cứ
ai từ người trẻ tuổi, đến người già đều có thể học được.
- Dễ
học, dễ thuộc vì tên huyệt vị chính là tên các bộ phận trên cơ thể.
- Dễ
định vị là vì nếu có hiểu biết những vấn đề sơ giản của cấu trúc con
người (giải phẫu học) thì có thể hiểu, nắm bắt thấu đáo hệ huyệt vị, và cũng có
thể lý giải cách chọn các huyệt vị để chữa bệnh.
Do vậy nên cũng dễ truyền bá rộng rãi
trong xã hội.
b.
Là một phương pháp thích hợp nhất để “tự cứu mình”, nghĩa là
người bệnh tự chữa cho mình. Và trường hợp khác thì người nắm được phương pháp
này cũng chắc chẵn sẽ là thầy thuốc trong nhà, lương y hàng xóm, họ hàng…
Nói thích hợp nhất là vì người bấm huyệt
khi bấm vào điểm phản xạ sẽ cảm thấy điểm đó rất đau, hay nói một cách cảm xúc
là điểm đó rất nhạy cảm vì trong quá trình day ấn điểm tắc nghẽn,
mức độ đau sẽ giảm dần, và nếu bệnh mới xuất hiện trong vài ngày, thì thông thường
qua thực tiễn chúng tôi có thể bảo đảm chỉ khoảng 5, 10 phút nếu người bệnh khỏe
mạnh như các em nhỏ, thanh niên hoặc dưới 40, 50 tuổi và chậm nhất cũng chỉ
trong vòng 1 giờ đồng hồ. Chính vì vậy mà trong sách của bà Eunice Ingham, đã
có nhiều ví dụ hoặc thư của bệnh nhân diễn tả là “kỳ diệu” (miraculous) hay “kỷ
lục” (record) mà cả người chữa và người bệnh đều ngạc nhiên trước hiệu quả kỳ lạ
như vậy. Bản thân tôi, trải qua 20 năm ứng dụng phương pháp này đã từng được hưởng
những giây phút “hạnh phúc diệu kỳ” đó.
c. Rất an toàn,
tin cậy, rẻ tiền nhất.
Không có gì nguy hiểm, châm cứu còn sợ
kim không tiệt trùng hoặc châm không đúng huyệt. Ở đây, bấm không đúng vị trí
thì hiệu quả kém. Còn về đau đớn, thì lúc đầu bấm nhẹ, sau mới tăng lực dần. Ở
trẻ em, do sinh lực phản xạ tốt, không cần bấm, chỉ xoa sát cũng đã đạt tác dụng.
Ở người già thì thời gian chữa lâu hơn.
Rẻ tiền, không phải mua thuốc, không
phải đi viện, không phải chờ trực đỡ mất thời gian. Tôi đã giúp cho nhiều người
có bệnh ở xa qua hướng dẫn trên điện thoại, thậm chí ở nước ngoài mà vẫn tự chữa
được khỏi bệnh. Bệnh phức tạp thì viết thư, có hình vẽ hướng dẫn.
d. Là phương
pháp xuất phát từ y học phương Tây, trên cơ sở giải phẫu cơ thể nêncó
những hệ huyệt phản ánh những phát minh y học của thời đại như:
- Hệ
huyệt nội tiết
-
Hệ huyệt lympho (miễn dịch).
- Hệ
thần kinh
Mà những bệnh có liên quan đến các học
thuyết này nếu chữa bằng các thuốc hóa học cũng rất khó khăn, nhưng với việc bấm
huyệt con người có thể khai thác được những khả năng tiềm ẩn để tự cân bằng (loại
trừ các loại dịch).
Các phương pháp bấm huyệt khác không
có những huyệt vị tương ứng với các hệ trên, hoặc chỉ có liên quan chứ không trực
tiếp đích danh từng tố chất.
Lợi ích
Cũng như các phương pháp xoa bóp, bấm
huyệt khác, bấm huyệt bàn chân theo thuyết “phản xạ” có 3 lợi ích:
- Chẩn đoán
- Phòng bệnh
- Chữa bệnh
Chẩn đoán
Nếu như với các phương pháp khác, qua
lời kể của bệnh nhân hoặc bản thân cảm thấy đau trên người thì người chữa bệnh phải
có một trình độ nhất định để lực chọn những huyệt cần dò tìm hiểu, thì với
phương pháp này việc chẩn đoán bệnh rất dễ và rất nhanh và cũng có độ chính xác
nhất định.
Ngoài những hiện tương đau thông thường
dễ nhận biết như đau chân, đau tay… những triệu chứng đau ở vùng nhiều nội tạng
xen kẽ khó xác định thì phương pháp “Phản xạ bàn chân” giúp chúng ta dễ kết luận
đúng căn bệnh. Ví dụ, một lần tôi đi soi đại tràng, trong khi chờ tôi hỏi chị
bên cạnh đau đại tràng như thế nào. Nghe chị trả lời, tôi nghi vấn và đề nghị
chị cho xem bàn chân. Tôi nắn bóp vùng đại tràng, chị cho biết không đau; tôi nắn
vùng dạ dày thì chị kêu đau. Tôi nói với chị “ Tí nữa soi đại tràng, tôi đảm bảo
đại tràng của chị sẽ không có vấn đề gì” và tôi khuyên chị nên đi kiểm tra dạ
dày. Kết quả về sau đã đúng như vậy.
Trong việc chuẩn đoán, ngoài việc ấn bấm
để xác nhận điểm đau, cần quan sát kỹ màu sắc, trạng thái da trên bàn chân như
hình thái, kết cấu, độ khô ẩm, đồ mềm cứng. Cùng với quan sát trên, phải sờ để
phát hiện sự khác thường như những nốt, những hạt nhỏ, hoặc một chuỗi dạng dây
xích nổi lên, sờ thấy cứng như hạt gạo lồi lên hoặc lõm xuống. Kinh nghiệm cho
thấy nốt nhỏ, mềm thì bệnh nhẹ, nế dài thành chuỗi và cứng thì bệnh đã tương đối
nặng, hoặc nếu cục nhỏ luôn di động thì thường là viêm nhiễm kết sỏi.
Tôi đã từng gặp nhiều trường hợp các bệnh
nhân có vết cứng như hạt gạo, phải bấm lâu mới tan hết. Đặt biệt mới đây, tháng
10/2012 một anh là học viên lớp tôi giảng ở Sơn Tây tên là Nguyễn Hiểu 63 tuổi
có phản hồi cho tôi biết anh đi lại dự liên hoan buổi trưa có uống vài chén rượu,
đến 6giờ chiều bắt đầu xuất hiện đau ở dạ dày. Cơn đau ngày càng nặng, bụng đau
nóng rát không đi ngoài đến tận 11giờ đêm càng đau gắt. Người nhà thúc giục anh
đi cấp cứu bệnh viện thì anh nghĩ đến việc bấm huyệt bàn chân. Anh quan sát bàn
chân trái thì giật mình, thấy ở vùng phản xạ dạ dày có một giải sưng phồng,
trong có nước. Anh vội day ấn, và chỉ trong 1 phút sau khi ấn mạnh vỡ màng phồng
làm phụt nước ra thì tức khắc cơn đau ở trên bụng mất hẳn. Anh vui mừng, yên
tâm đi ngủ nhưng vẫn lo cơn đau trở lại. Sau vài ngày thấy cơ thể bình thường,
lúc đó anh mới thấy hiệu nghiệm thần kỳ của phương pháp chữa bệnh bằng: phản xạ
bàn chân. Anh thú nhận: Từ trước do khỏe mạnh nên tuy có đi học nhưng cũng
không quan tâm lắm. Qua sự việc này anh mới tin tưởng và bắt đầu thực hành.
Dẫn chứng trên là 1 minh chứng rất ấn
tượng về nguyên lý của phương pháp: “phản xạ bàn chân” cả về dấu ấn khi có bệnh
cả về hiệu lực chữa bệnh.
Với các bệnh thoái hóa đốt sống cổ, cột
sống lưng thì việc bấm vào các vùng này có thể xác định rõ những đốt sống số mấy
bị thoái hóa, cũng đúng như sau khi xem phim chụp X quang.
Vì vậy, nếu hàng ngày thực hiện việc
xoa bóp bàn chân, thì có thể sớm phát hiện ra những bệnh mới đang tiềm ẩn, và
giúp chúng ta kịp thời khắc phục, mà theo y học thì chữa bệnh phát hiện sớm là
đảm bảo tốt nhất, và riêng với phương pháp bàn chân thì bệnh mới xuất hiện có
thể khắc phục ngay lần bấm đầu.
Phòng bệnh
Mọi người đều biết, việc xoa bóp cơ thể
là một phương pháp dưỡng sinh rất tốt, nhất là với trẻ em và người già. Nó giúp
cho máu lưu thông tốt, cơ bắp, hệ thần kinh được kích thích, da thịt thông
thoáng cũng giúp ích cho hệ miễn dịch… Vì vậy nếu hàng ngày thực hiện xoa bóp 2
bàn chân, do tác động lên tất cả các huyệt nên vừa dễ dàng, vừa nhanh chóng, đặc
biệt nếu thực hành trước khi đi ngủ ½ giờ sẽ giúp cho giấc ngủ tốt hơn. Chẳng
thế mà người Trung Quốc từ bao đời đã có một thói quen “ngâm chân nước nóng 15
phút vào buổi tối” hoặc vào những ngày thời tiết thay đổi, nếu biết tác động
vào hệ nội tiết thì sẽ tránh được bị gió, lạnh gây đau ốm.
Riêng với hệ nội tiết bà Eunice Ingham
đã khuyên mọi người, 2 hoặc 3 ngày 1 lần bấm toàn bộ các huyệt hệ nội tiết sẽ
là một bài thuốc “trường thọ”. Riêng đối với tôi, khi chưa nắm bắt thuyết này một
cách đầy đủ, tôi đã giúp nhiều chị tuổi 50, 60 mất ngủ bằng cách tác động lên
các huyệt hệ nội tiết, mỗi huyệt độ 1 phút.
Với các trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh,
các bà mẹ nếu chịu khó xoa bóp toàn bộ bàn chân, đặc biệt các ngón chân, và trọng
điểm là ngón cái, nơi tập trung 3 huyệt quan trọng của hệ nội tiết: vùng hạ đồi,
tuyến yên, tuyến tùng mà điểm phản xạ đúng là điểm giữa bụng ngón cái thì chắc
chắn cháu nhỏ sẽ khỏe mạnh, phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Chữa bệnh
Từ lúc 56 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ
bị huyết áp cao, và trong khoảng 5-6 năm sau đó luôn phải đi bệnh viện, tôi đã
sớm nhận thức được phải tự cứu mình bằng cách nghiên cứu tất cả các phương pháp
tập luyện và cuối cùng là chọn thực hành yoga. Kết hợp với tập luyện quan tâm đến
nâng cao kiến thức về bảo đảm sức khỏe, cải thiện dần cách ăn uống theo những
hiểu biết tiếp thu được; tìm hiểu cả Tây y và Đông y, khi đi khám bệnh thuốc
Tây y kê đơn tôi đều tra cứu, loại nhiều tác dụng phụ tôi không dùng. Và quan
trọng nhất là đã học hỏi bấm huyệt, vì đây là cái quyết định giúp cho mình có
khả năng “tự cứu mình”. Tôi đã nghiên cứu và thực hành hầu như các loại hệ kinh
lạc của Trung Quốc; hệ huyệt bàn chân, bàn tay; hệ “Diện chẩn mặt”; hệ huyệt chữa
đau đầu; hệ huyệt đặc biệt trên đầu; cả hệ huyệt Thái Lan, Pakistan… hầu như
trên thị trường có sách nào vẽ châm cứu, chữa bệnh tôi đều mua, đọc và thí nghiệm
thực hành. Tất cả các phương pháp đều rất tốt, nhưng tôi có thể kết luận là
phương pháp “Bấm huyệt bàn chân theo thuyết phản xạ” là hiệu quả nhất, thích ứng
với mọi người, nhất là người nghèo và các vùng hẻo lánh, nơi không có điều kiện
cơ sở y tế.
Kết luận như vậy là vì từ 1 người lúc
gần về hưu ốm yếu, và hơn 20 năm qua như mọi người tôi đã trải qua hầu hết các
bệnh mà người già khó tránh khỏi, nhưng do biết bấm huyệt khắc phục được ngay.
Mặt khác, ngoài việc tự cứu mình, tôi đã trở thành “bác sĩ đa khoa” trong gia
đình, với bạn bè, hàng xóm, họ hàng và từ năm ngoái sau khi viết bài báo trên tạp
chí “Cây thuốc quý”, tôi đã là bạn thân thiết của nhiều hội viên các hội người
Cao tuổi với tính chất là tư vấn chữa bệnh.
Vì vậy nắm được thêm phương pháp này,
với các bạn đã làm quen với “Diện chẩn mặt”, với hệ kinh lạc Trung Quốc thì lại
càng tốt ở Việt Nam, càng nhiều câu lạc bộ chuyên sâu về các phương pháp này
thì chắc chắn sẽ giảm tải ở các bệnh viện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.