Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

PHẢN XẠ BÀN TAY (PHẦN I)

I – PHẢN XẠ BÀN TAY – MỘT BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA HỌC THUYẾT “PHẢN XẠ”

Trong quyển 1, chúng ta đã nghiên cứu sơ đồ “10 vùng sinh năng” của Ông Williams Fitz Gerald. Chúng được xuất phát từ đỉnh đầu và tận cùng ở 10 đầu ngón chân, cũng như ở 10 đầu ngón tay. Ông Gerald khi công bố học thuyết này cũng đã dẫn chứng bằng thực hành chữa một số bệnh cả trên bàn chân và trên bàn tay.
Chính vì vậy, mở đầu học thuyết “ phản xạ”, bà Eunice Ingham nghiêm cứu và sáng tạo trước hết trên bàn chân, nhưng chỉ sau vài chục năm, các nhà phản xạ học đã tiếp tục giới thiệu học thuyết “ phản xạ bàn tay” nhằm bổ xung, hoàn thiện học thuyết phản xạ.
Điều đó không chỉ đáp ứng mục đích hoàn chỉnh học thuyết mà còn thích ứng với những điều kiện ứng dụng cũng như phát huy những đặc trưng của mỗi bộ phận bàn chân và bàn tay.
Về điều kiện ứng dụng, trong thực tế cuộc sống, nhiều khi việc tác động lên bàn tay thuận lợi, thích hợp hơn.

- Người già, phụ nữ, trẻ em đôi khi do sức khỏe tác động lên bàn chân ở 1 tư thế nào đó rất khó khăn
- Trong nhiều trường hợp, nếu bệnh nhân phải nằm thì chữa bệnh bằng tác động lên bàn chân khó thực hiện, hoặc trong một số tình huống, triệu chứng bệnh tật, cảm nhận đau đớn xuất hiện trong khi đi đường, ngồi xe, trên tàu.v.v. ( như nhức đầu, say xe, chóng mặt, đau chân, đau tay….
- Cũng như vậy, với những người táo bón, tiểu tiện khó, thì việc bấm huyệt để giúp việc đại tiện, tiểu tiện được dễ dàng hơn trong các quá trình trên rõ ràng bàn tay thuận tiện hơn.
Ngoài ra, việc day ấn, xoa sát bàn tay thực hành không đòi hỏi nhiều sức lực, rất dễ dàng nên thực hiện nó để “ phòng bệnh, để nâng cao sức khỏe, coi như một việc làm giải trí trong khi xem tivi, khi chờ đợi khám bệnh hay chờ đợi một người nào, 1 việc nào… để giúp giải tỏa tinh thần có thể nói rất bổ ích, mà mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể tranh thủ, tận dụng thời gian một khi đã biết lợi ích của mátxa bàn tay.
Còn về đặc trưng, nếu bàn chân có ưu thế ở chỗ là cấu trúc của nó rất tương đồng với cơ thể, và là nơi thấp nhất nên tắc nghẽn xảy ra nhiều nhất và là nguyên nhân của nhiều bệnh tật thì bàn tay cũng có những đặc tính được đánh giá cao:
-  Con người từ khi đứng dậy được thì đôi bàn tay trước đây chỉ là 2 chân trước nay đã được sử dụng để làm nhiều việc khác. Từ những việc đơn giản như hái quả, trồng cây, mang vác…tiến dần lên thực hiện các động tác phức tạp, thực hiện những mệnh lệnh của não.  Mỗi bước tiến hóa của con người, từ sự phát triển của ý nghĩ, trí tuệ kéo theo sự phát triển thao tác của đôi bàn tay, tác động tương hỗ đó luôn đồng hành với quá trình tiến hóa của loải người. Vì vậy y học cổ truyền Trung Quốc đã coi bàn chân là “ trái tim thứ 2” và bàn tay là “hàn thử biểu sức khỏe não thứ 2”, quan hệ bàn tay với não liên hộ chặt chẽ với nhau. Do vậy, trong quá trình bảo vệ sức khỏe, chẩn đoán, chữa trị bệnh tật nếu phối hợp được giữa não (bàn tay) và tim(bàn chân) thì các chức năng của các cơ quan khác sẽ được phát huy đầy đủ, từ đó trở thành một thư pháp rất hiệu quả trong việc chẩn đoán và trị bệnh được nhanh chóng, hiệu quả.

Từ đó, có thể kết luận: “Phản xạ bàn chân và phản xạ bàn tay là hai bộ phận hữu cơ, liên kết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau giúp chúng ta cải thiện sức khỏe và chống đỡ với các bệnh tật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.