Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Lê Phương Cảo
1. Triệu chứng.
Người có bệnh này, lúc đầu chỉ cảm thấy hoặc hay bị chuột rút, hoặc khi vận động thấy bước chân nặng hơn thường ngày. Sau bắt đầu xuất hiện trên mặt da ở cẳng chân, hoặc bàn chân, các gân xanh nổi lên. Đến một lúc nào đó bắt đầu xuất hiện tiếp các vùng ban đầu da bóc ra từng mảng nhỏ, da thô ráp không còn nhẫn nhụi, sau lại xuất hiện các chấm nhỏ mầu đỏ, rồi từ từ các vết lan rộng, vùng da hơi sưng lên, nháp, có khi mọng nước. Ban đầu thường hay xuất hiện ở vùng chung quanh mắt cá, bên mép trong bàn chân, ở rãnh các ngón, hoặc trên cẳng chân, vùng bắp chân. Không chỉ có vết mà đôi khi còn cảm thấy ngứa, rát. Nếu để lâu không chữa, các mảng lan rộng, ban đầu chỉ 1 chân, sau sang cả 2 chân, và có những trường hợp nặng xuất hiện cả trên cánh tay, ở các ngón tay, vùng gần cổ tay, cổ bàn tay rồi đến khuỷu tay ... Những vùng có vết lúc đầu mầu đỏ sau chuyển dần sang mầu tím, đen, sưng đau và thành mảng đặc như mạng nhện, rất dễ nhiễm trùng. Bệnh phát triển có thể nguy cơ khi các mảng máu tụ đông lại thành các cục máu đông, có lúc vùng loét sẽ rỉ máu, hoặc nguy hiểm hơn chảy về tim, hoặc phổi có thể dẫn đến tử vong, tuy rất hiếm.
2. Nguyên nhân
·        Do tuổi cao. Thường đến 50 tuổi trở đi, các cơ quan bị suy yếu. Trong bệnh này, da bắt đầu bị ảnh hưởng, các cơ bắp cũng suy yếu. Cơ chế tuần hoàn máu như chúng ta đã biết, máu sau khi được nhận oxy từ phổi trở thành máu đỏ tươi, trở về tim qua thất nhĩ trái, xuống tâm thất phải, và được bơm vào cơ thể, mang các chất dinh dưỡng nuôi các cơ quan, đồng thời nhận các chất đào thải và trở thành máu đen và thông qua hệ tĩnh mạch để về tim, bắt đầu vòng chuyển mới. Nhưng một khi cơ bắp yếu, cùng với da bắt đầu xơ cứng không còn đàn hồi, các thành mạch hệ tĩnh mạch dầy lên, ảnh hưởng tới các xung động giúp máu vận chuyển, làm suy yếu các van mà nhiệm vụ của chúng là chỉ mở cho dòng máu đi lên ngược về tim, sau phải đóng khít lại để máu đen không bị trào ngược trở lại, thì nay các van đó vừa không mở mạnh, vừa không khép kín, dẫn đến máu đen trào ngược trở lại, tích tụ, làm phồng các thành mạch, máu chui qua lỗ chân lông, nếu nhiều thì sưng, căng phồng.
  Riêng đối với phụ nữ, bệnh dễ xuất hiện trong khi mang thai, sức nặng của thai
nhi đè trên vùng bụng, nhất là những áp lực trên vùng tử cung, cũng ảnh hưởng tới sự lưu thông của hệ tĩnh mạch.
      Những người béo phì, do cân nặng, nhất là vùng bụng đè nén lên các thành mạch cũng là 1 nguyên nhân, đặc biệt với những người làm các công việc ngồi, hoặc đứng nhiều, và những người ít tập thể dục, thể thao.
      Những người ăn uống ít các chất xơ, ít rau xanh, hoa quả ảnh hưởng đến ít vitamin (vitamin C và E), hoặc thiếu canci, magnesium..., bệnh nhân táo bón, uống không đủ nước ảnh hưởng tới cơ bắp, làn da, sự dẻo dai của các gân, cơ và đàn hồi các mạch máu...
Tất cả các nhân tố trên ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (hệ lympho), làm chất lượng máu không tốt như ít bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu già không được thải hồi do chức năng lách suy yếu.
3. Chữa bệnh bằng bấm huyệt.
Chữa theo Tây Y có phương pháp dùng lazer ít tác dụng phụ, nhưng đắt tiền. Còn dùng các thuốc khác có corticoid, hoặc kháng sinh chỉ tác dụng 1 thời gian, sau lại bị lại, nên sau nhiều lần tác dụng phụ ảnh hưởng tới nhiều cơ quan như gan, thận, tủy, loét dạ dầy, v.v
Sơ đồ bấm huyệt:
Ø  Chẩn đoán.
Do nguyên nhân chủ yếu là suy giảm hệ Miễn Dịch, nên ngoài việc quan sát mầu da, độ nhẵn,
tình trạng sáng bóng và sự xuất hiện các vết lạ trên da ở bàn chân, cẳng chân, bàn tay và nghe bệnh nhân kể về những ảnh hưởng trong sinh hoạt, như vận động, tắm rửa, v.v là những dấu hiệu khẳng định tính chất bệnh, thì việc bấm vào huyệt Lá lách ở lòng bàn chân trái, sẽ thấy bệnh nhân cảm thấy đau rõ rệt. Ngoài điểm lá lách, bấm thêm huyệt Trung Quốc: huyệt Ấn Bạch là huyệt xuất phát của kinh TỲ, sẽ thấy đau dữ dội hơn. Và như vậy có thể kết luận rất chính xác bệnh cả về độ nặng nhẹ tùy theo các vùng thay đổi trên da và độ cảm đau khi bấm chẩn đoán.
           
Ø Chữa trị.
1. Thao tác hệ lympho: Huyệt lá lách, các huyệt lympho trên rãnh các ngón chân, ở lòng bàn chân cũng như trên mu bàn chân, lympho phế quản, phổi trên mu bàn chân (phần nằm giữa các rãnh ngón chân và đường hoành cách), hệ lympho trên vùng cổ chân.
 2. Có thể kết hợp bấm 1 số huyệt thuộc kinh Tỳ (hệ TQ): H. Ấn Bạch, Đại đô, Công tôn (ở mép bàn chân trong, trùng vùng phản xạ cột sống), h. Tam âm giao (ở mặt trong bắp chân trên mắt cá 1 đốt ngón tay, và ở chính giữa), h. Huyết hải (ở vùng bẹn trong trên đùi).
Ngoài bấm huyệt, để giúp việc chữa bệnh mau chóng, tôi áp dụng dán lá Lược vàng trên cả phần bàn chân có những dấu hiệu mầu thay đổi, như dán cả 2 mép dải bàn chân phía phản xạ cột sống và phía phản xạ vai, cánh tay, khuỷu tay, đầu gối, vùng cẳng chân, háng (tức 2 bên gót chân) vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời, ban ngày, dùng dấm táo xoa xát tất cả bàn chân và cẳng chân để giúp da hồi phục, nhất là trên các vùng đã xuất hiện các hư tổn, vài 3 lần trong ngày.
Kinh nghiệm các bệnh nhân cho biết, ngay sau khi dán lần đầu, sáng hôm sau dậy cảm thấy chân đi nhẹ hẳn, và các vùng da cũng từng bước lành dần. vói 2 trường hợp lành hoàn toàn sau 15 ngày. Ngoài lá Lược vàng, tôi nghĩ nếu có lá Lô hội (lá nha đam) thì càng tốt, vì lô hội có tác dụng giúp da mịn màng nhanh hơn.
3. Kết hợp bấm huyệt và dán lá trên các huyệt, để chữa bệnh này cũng như các bệnh khác, bệnh nhân cần chú ý lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp cũng như tập luyện thể dục như sau:
       Về ăn, uống:
- Các thức ăn giầu vitamin C và E và các loại có nhiều flavonoid và rutin. Hiện trên thị trường quốc tế, New Zealand có chế phẩm chức năng dùng hạt dẻ ngựa (Horse chestnut) và rutin tên gọi là VENPOTEN. Các loại khác như Hạt hòe, họ cam quýt, nho và hạt nho, gừng tươi, măng tây, cải xoong, trái bơ, quả việt quất (blueberry).
- Uống đủ nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày. Hết sức tránh táo bón, vì khi đại tiện, nếu phải rặn rất ảnh hưởng đến việc tuần hoàn của tĩnh mạch, và sẽ gây thêm bệnh trĩ.
       Về tập luyện:
- Mỗi ngày đi bộ 30 phút. Trong ngày làm việc, sau 1-2 tiếng nếu ngồi, hoặc với 1 tư thế nào có tính tĩnh, không thay đổi phải nghỉ thư giãn, và tốt nhất đi lại vài phút, kết hợp vài động tác tay, và thở sâu. Hết sức tránh các tư thế như ngồi xổm, ngồi bệt như kiểu ngồi tụng kinh, niệm thiền, tức tránh phải co gối lâu. Khi ngủ phải kê cao phía 2 cẳng chân.
- Tập các động tác phải giơ cao 2 chân quá thân mình, như các bài Yoga, nằm ngửa, 2 chân, 2 tay duỗi thẳng bên mình, từ từ nâng 2 cẳng chân cao hơn mặt phẳng 20 cm, 25cm và bài cũng tư thế đó nhưng nâng 2 cẳng chân cao hình thành góc 90 độ với thân mình, hoặc bài lưỡi cầy, kéo vòng 2 cẳng chân qua đầu và đưa sát mặt đất.
- Tập bài nằm ngửa, tay duỗi thẳng bên mình, 2 chân đạp như kiểu đi xe đạp, số vòng tùy theo khả năng, lúc đầu ít sau tăng dần, khoảng 20-30 lần.
- Tập bài dậm gót chân theo kiểu Merkulin (công trình sư nổi tiếng của Liên xô về máy bay, bị bệnh này, uống thuốc không khỏi, đã tự nghĩ và chữa thành công, sau nhiều người đã áp dụng và được phổ biến rộng rãi): đứng thẳng người, tay có thể vịn vào 1 thành ghế cho vững, dậm 2 gót chân đồng thời xuống nền đất, mạnh và thong thả, mỗi ngày tập 3 lần
Trong tập luyện, không nên quá sức, khi tập thở, không nên nín thở, tránh những động tác phải gập đầu gối. Những người có điều kiện có thể dùng “vớ y tế” (1 loại bít tất cho bệnh nhân suy tĩnh mạch).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.