Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

PHẢN XẠ BÀN TAY (PHẦN II) - LÊ PHƯƠNG CẢO

II. BIỂU ĐỒ HỆ HUYỆT VỊ BÀN TAY

Với việc phát triển của lý thuyết phản xạ, ở Mỹ hiện nay không chỉ có trường phái bà Eunice Ingham mà ở giai đoạn sau đã có nhiều nhà phản xạ khác nghiên cứu và thực hành thuyết phản xạ, nên những biểu đồ về bàn chân cũng như về bàn tay có rất nhiều, chỉ khác nhau chút ít về vị trí, về số huyệt vị.
Trong tài liệu này, tôi giới thiệu biểu đồ phản xạ bàn tay của bà Midred Carter với sự cộng tác của con gái bà là Tammy Weber. Biểu đồ này về cơ bản cũng tương tự như biểu đồ của Ông C.Byers là giám đốc bệnh viện nghiên cứu phản xạ của trường phái Ingham có khác nhau chút ít về hình dáng, kích thước các nội tạng hệ tiêu hóa.

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

PHẢN XẠ BÀN TAY (PHẦN I)

I – PHẢN XẠ BÀN TAY – MỘT BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA HỌC THUYẾT “PHẢN XẠ”

Trong quyển 1, chúng ta đã nghiên cứu sơ đồ “10 vùng sinh năng” của Ông Williams Fitz Gerald. Chúng được xuất phát từ đỉnh đầu và tận cùng ở 10 đầu ngón chân, cũng như ở 10 đầu ngón tay. Ông Gerald khi công bố học thuyết này cũng đã dẫn chứng bằng thực hành chữa một số bệnh cả trên bàn chân và trên bàn tay.
Chính vì vậy, mở đầu học thuyết “ phản xạ”, bà Eunice Ingham nghiêm cứu và sáng tạo trước hết trên bàn chân, nhưng chỉ sau vài chục năm, các nhà phản xạ học đã tiếp tục giới thiệu học thuyết “ phản xạ bàn tay” nhằm bổ xung, hoàn thiện học thuyết phản xạ.
Điều đó không chỉ đáp ứng mục đích hoàn chỉnh học thuyết mà còn thích ứng với những điều kiện ứng dụng cũng như phát huy những đặc trưng của mỗi bộ phận bàn chân và bàn tay.
Về điều kiện ứng dụng, trong thực tế cuộc sống, nhiều khi việc tác động lên bàn tay thuận lợi, thích hợp hơn.

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

PHẢN XẠ BÀN TAY

Lời nói đầu
Đường link tải nội dung cuốn sách
Tiếp theo sự ra đời của thuyết “ Phản xạ bàn chân, nhận thấy hiệu quả chữa bệnh qua thực tế ứng dụng ở nhiều nước trên phạm vi toàn thế giới, các nhà khoa học Mỹ tiếp tục công bố học thuyết “ phản xạ bàn tay” và tiêp sau là “ phản xạ trên thân người” ( Hand Reflexology, body Reflexology).
Sự tiếp nối đó đã hoàn chỉnh học thuyết phản xạ, giúp cho phương án chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe  phát huy được hiệu lực, cũng như hỗ trợ lẫn nhau để thích ứng với những điều kiện khác nhau.
Trong việc biên soạn tài liệu này, ngoài việc phân tích những đặc điểm của hệ huyệt vị trên bàn tay và những ứng dụng của nó, tôi cũng thấy cần thiết giới thiệu  một số huyệt vị của hệ kinh lạc Trung Quốc mà trải qua thực hành nhiều năm tôi nghiệm thấy rất hữu ích và nó cũng thích ứng với quan điểm của lý thuyết phản xạ trên cơ sở cấu trúc giải phẫu sinh học của cơ thể.

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

VÀI LỜI CỦA TÁC GIẢ VỀ PHƯƠNG PHÁP PHẢN XẠ

Các bạn yêu mến!

Phương pháp phản xạ là 1 phương pháp bấm huyệt của Mỹ, do tác giả Eunice Ingham sáng tạo từ 1937. Rất nhiều nước đã ứng dụng tốt, nhưng ở Việt Nam lại chưa được coi trọng. Tôi đã ứng dụng nhiều năm, thấy vậy tôi mới đề xuất truyền bá và mở nhiều lớp dậy có sự giúp đỡ của báo Cây thuốc quý. Đến nay, những người học đều công nhận là rất hiệu quả. Tôi mong muốn tập hợp nhiều người cùng phát triển phương pháp này. Tôi gửi các bạn cuốn sách và những tài liệu mà tôi đã viết. Xin ý kiến các bạn.​
(Lê Phương Cảo)

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Lê Phương Cảo
1. Triệu chứng.
Người có bệnh này, lúc đầu chỉ cảm thấy hoặc hay bị chuột rút, hoặc khi vận động thấy bước chân nặng hơn thường ngày. Sau bắt đầu xuất hiện trên mặt da ở cẳng chân, hoặc bàn chân, các gân xanh nổi lên. Đến một lúc nào đó bắt đầu xuất hiện tiếp các vùng ban đầu da bóc ra từng mảng nhỏ, da thô ráp không còn nhẫn nhụi, sau lại xuất hiện các chấm nhỏ mầu đỏ, rồi từ từ các vết lan rộng, vùng da hơi sưng lên, nháp, có khi mọng nước. Ban đầu thường hay xuất hiện ở vùng chung quanh mắt cá, bên mép trong bàn chân, ở rãnh các ngón, hoặc trên cẳng chân, vùng bắp chân. Không chỉ có vết mà đôi khi còn cảm thấy ngứa, rát. Nếu để lâu không chữa, các mảng lan rộng, ban đầu chỉ 1 chân, sau sang cả 2 chân, và có những trường hợp nặng xuất hiện cả trên cánh tay, ở các ngón tay, vùng gần cổ tay, cổ bàn tay rồi đến khuỷu tay ... Những vùng có vết lúc đầu mầu đỏ sau chuyển dần sang mầu tím, đen, sưng đau và thành mảng đặc như mạng nhện, rất dễ nhiễm trùng. Bệnh phát triển có thể nguy cơ khi các mảng máu tụ đông lại thành các cục máu đông, có lúc vùng loét sẽ rỉ máu, hoặc nguy hiểm hơn chảy về tim, hoặc phổi có thể dẫn đến tử vong, tuy rất hiếm.